Lịch sử hoạt động Boeing_B-47_Stratojet

Những chiếc B-47E trên đường băng.

Bộ chỉ huy Không quân Chiến lược Không quân Hoa Kỳ đã đưa những chiếc B-47 Stratojet (các phiên bản B-47, EB-47, RB-47 và YRB-47) vào hoạt động từ năm 1951 đến năm 1965.

Những năm đầu tiên

Khi những chiếc B-47 bắt đầu được đưa đến các đơn vị Không quân, đa số các đội bay rất phấn khích khi được chạm tay vào chiếc máy bay ném bom mới rất "nóng bỏng" này. Chiếc máy bay này nhanh đến mức trong những ngày đầu tiên, chiếc B-47 lập được kỷ lục ở mọi nơi nó bay ngay cả khi chưa được bay thử. Chiếc máy bay điều khiển nhẹ nhàng và êm ái khi bay, các cần điều khiển nhẹ nhàng như một kiểu máy bay tiêm kích. Chiếc máy bay ném bom lại có nóc buồng lái kiểu bọt nước to lớn càng làm tăng cảm giác như một chiếc máy bay tiêm kích, vốn cũng giúp có được tầm nhìn bao quát, nhưng cũng làm cho có sự khác biệt về nhiệt độ bên trong dành cho đội bay ba người.

Tuy nhiên, mãi cho đến tận năm 1953 Không quân Hoa Kỳ mới đưa được chiếc B-47 vào hoạt động thường trực. Chiếc máy bay to lớn chậm chạp khi cất cánh và quá nhanh khi hạ cánh, một sự kết hợp những tình huống không dễ chịu chút nào. Hơn nữa, nếu phi công hạ cánh với một góc sai lệch trên bộ càng đáp hai bánh, chiếc máy bay sẽ bị "dập dềnh", nảy lên trước và sau. Nếu phi công không cất cánh lên để quay đầu lại, sự mất ổn định sẽ làm cho chiếc máy bay bị trượt qua một bên cánh và bánh đáp phụ làm một bên bị phá hủy. Vì cánh và các bề mặt mang tính co giãn và uốn cong trong khi bay, cần thiết phải giới hạn tốc độ bay ở độ cao thấp để đảm bảo các bề mặt điều khiển bay cơ bản vẫn còn hiệu quả.

Việc tăng cường huấn luyện đã giúp cho chiếc máy bay có được thành tích an toàn tốt, và ít có đội bay nào còn cảm thấy chiếc máy bay không an toàn hay quá đòi hỏi, nhưng cũng có những đội bay thậm chí còn lo sợ đối với kiểu máy bay B-47. Công việc của đội bay cũng nhọc nhằn, với chỉ có ba người đảm trách lái chiếc B-47. Tương phản lại, chiếc B-52 Stratofortress thường có đội bay gồm sáu người, với các tiện nghi trong khi bay rộng rãi hơn. Trong khi chiếc nguyên mẫu XB-52 ban đầu sử dụng nóc buồng lái như một chiếc máy bay tiêm kích, phiên bản sản xuất đã áp dụng một kiểu khoang lái loại thông thường hơn.

Huấn luyện và những vấn đề

Độ tin cậy và khả năng bảo trì của chiếc B-47 cũng được đanh giá là tốt. Một vấn đề chủ yếu tồn tại là hệ thống điện tử của chiếc máy bay tỏ ra kém tin cậy, hoàn toàn không ngạc nhiên khi xem xét đến trình độ về kỹ thuật điện tử vào thời đó. Nhiều việc đã được làm để cải thiện độ tin cậy của các hệ thống điện tử, nhưng chúng vẫn tồn tại như một vấn đề bảo trì rắc rối trong suốt vòng đời phục vụ của chiếc B-47.

Nhiều chiếc B-47 bắt đầu từ năm 1950 được trang bị hệ thống bất động inerting system trong thùng nhiên liệu, trong đó nước đá khô sẽ thăng hoa thành hơi carbon dioxit trong khi các bơm nhiên liệu hoạt động hay khi thực hiện tiếp nhiên liệu trên không. Carbon dioxide khi đó được bơm vào các thùng nhiên liệu và phần còn lại của hệ thống nhiên liệu, nhằm đảm bảo lượng oxygen trong hệ thống nhiên liệu đủ thấp, và do đó giảm thiểu khả năng bị nổ trong khi bay. Mười thùng chứa carbon dioxide và bộ đốt nóng được sử dụng, và hệ thống này được trang bị chủ yếu là làm giảm nguy cơ sốc tĩnh điện xảy ra trong khi tiếp nhiên liệu trên không.

Những năm hoạt động đầu tiên

Đến năm 1956 Không quân Hoa Kỳ đã trang bị máy bay ném bom B-47 cho 28 phi đoàn ném bom và máy bay trinh sát RB-47 cho năm phi đoàn. Những chiếc máy bay ném bom trở thành vũ khí răn đe hạt nhân chủ yếu của Hoa Kỳ, thường hoạt động tại các căn cứ tiền phương tại Anh Quốc, Maroc, Tây Ban Nha, AlaskaGuam. Những chiếc máy bay ném bom B-47 thường được đặt một-phần-ba ở chế độ "báo động", với một phần ba số máy bay hoạt động được đặt sẵn sàng trên đường băng, chất đầy nhiên liệu và vũ khí nguyên tử, đội bay luôn ở chế độ chờ đợi, sẵn sàng để cất cánh tấn công Liên Xô trong vòng chốc lát sau khi được báo động.

Các đội bay còn được huấn luyện để có thể thực hiện "cất cánh khoảng cách tối thiểu" (MITO: minimum interval takeoffs), với mỗi chiếc máy bay ném bom được nối tiếp bởi một chiếc khác phóng lên không ở khoảng cách chỉ có 15 giây, nhằm đưa tất cả những chiếc máy bay ném bom lên đường càng nhanh càng tốt. MITO có thể rất nguy hiểm, vì những chiếc máy bay ném bom để lại những luồng không khí nhiễu động, và động cơ được phun nước tạo ra những luồng khói đen dày đặc che khuất tầm nhìn phi công những chiếc máy bay theo sau.

Những chiếc máy bay ném bom B-47 rõ ràng đã thực hiện các phi vụ huấn luyện trong đó chúng đã thâm nhập không phận Xô Viết nhiều lần. Sự thật đàng sau các phi vụ đó còn đang gặp nhiều tranh cãi, và một số tác giả đã cho rằng tướng Curtis LeMay đã ra những lệnh đó mà không thông báo hay được sự cho phép của Tổng thống.

Chiếc B-47 đóng vai trò xương sống của Bộ chỉ huy Không quân Chiến lược cho đến năm 1959, khi những chiếc B-52 bắt đầu đảm nhận và đội máy bay B-47 bắt đầu được cắt giảm. Việc sản xuất kiểu B-47 trong thực tế đã kết thúc từ năm 1957, nhưng việc cải tiến và tái chế vẫn được tiếp tục sau thời điểm đó. Hoạt động thực hành của kiểu máy bay ném bom B-47 trong giai đoạn này thay đổi từ ném bom tầm cao sang tấn công ném bom tầm thấp, vốn được đánh giá là nhằm xâm nhập được qua hệ thống phòng không Xô Viết. Các đội bay được huấn luyện chiến thuật tấn công "nhô lên" (pop-up), tiến đến mục tiêu ở tầm thấp với tốc độ 787 km/h (425 hải lý mỗi giờ) rồi đột ngột vọt lên khi đến gần mục tiêu trước khi ném vũ khí hạt nhân, và kỹ thuật "quăng ném bom" tương tự, trong đó chiếc máy bay ném vũ khí trong khi lên cao rồi lộn vòng để rời khỏi khu vực mục tiêu trước khi bom rơi trở lại và phát nổ.

Những năm sau đó

Tuy nhiên, những áp lực do hoạt động ở tầm thấp đã đưa đến một số tai nạn, và một chương trình nâng cấp rộng rãi được thực hiện vào năm 1958 nhằm tăng cường cấu trúc cánh. Chương trình được biết đến dưới tên gọi "Milk Bottle", được đặt do những chốt nối to được thay thế trên gốc cánh.

Một chiếc B-47 và một chiếc F-86 Sabre đã va chạm trên không vào năm 1958. Chiếc F-86 bị rơi còn chiếc bị mất B-47 một trong hai động cơ đơn phía ngoài bị cháy sau khi vừa rời khỏi Căn cứ không quân Homestead. Phi công buộc phải vứt "an toàn" một quả bom khinh khí ngoài khơi Savannah, Georgia (nơi nó vẫn tồn tại) và quay về căn cứ an toàn.[2]

Những chiếc B-47 duy nhất từng tham gia các phi vụ giống như chiến đấu là thuộc phiên bản trinh sát. Chúng hoạt động hầu như từ mọi sân bay có thể đến được Liên Xô, và chúng thường xâm nhập vào không phận lãnh thổ Xô Viết, trong một số dịp, các phi công B-47 bị ngăn cản trong những tình huống mà chỉ có tốc độ mới giúp họ thoát ra an toàn. Có ít nhất năm chiếc bị bắn chặn, trong đó có ba chiếc bị bắn rơi. Những chiếc B-47 thường bắn trả bằng tháp súng đuôi của chúng, nhưng không thể xác định được là liệu họ có ghi được chiến công nào hay không. Những phi vụ kiểu này đã trở nên không thực tế sau khi người Nga đưa vào hoạt động những chiếc máy bay tiêm kích cận âm MiG-19 (có tính năng bay tương đương những chiếc F-100 của Không quân Hoa Kỳ).

Việc loại bỏ những phi đoàn máy bay ném bom B-47 được bắt đầu từ năm 1963, và chiếc máy bay ném bom cuối cùng rời khỏi phục vụ vào năm 1965. Chiếc máy bay hoạt động cuối cùng trong Không quân Hoa Kỳ ngừng bay vào năm 1969. Hải quân Hoa Kỳ giữ lại chiếc máy bay thử nghiệm chuyên biệt hoạt động không thường xuyên cho đến tận năm 1976. Chuyến bay cuối cùng của một chiếc B-47 được ghi nhận vào ngày 17 tháng 6 năm 1986, khi một chiếc B-47E bay từ Căn cứ Vũ khí Không lực Hải quân China Lake, California đến Căn cứ Không quân Castle, California, để được đặt vào viện bảo tàng tại đây. Hiện còn ít nhất 15 chiếc B-47 đang được trưng bày, nhưng không có chiếc nào bay được.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Boeing_B-47_Stratojet http://www.b-47.com/ http://www.ejectionsite.com/stanley/ http://www.fdungan.com/savannah.htm http://www.hq.nasa.gov/pao/History/SP-468/ch12-2.h... http://www.hq.nasa.gov/pao/History/SP-468/cover.ht... http://www.airforcehistory.hq.af.mil/Publications/... http://www.nationalmuseum.af.mil/factsheets/factsh... http://www.adirondack-park.net/history/b47.wright.... http://home.att.net/~jbaugher2/b47.html http://www.coldwar.org/text_files/ussr_overflights...